Vay tiền bằng sổ bảo hiểm xã hội. Thế chấp sổ BH vay được bao nhiêu?
Vay tiền bằng thế chấp sổ bảo hiểm xã hội mới nhem nhóm vài năm trở lại đây tại các TP lớn. Do nhu cầu cần tiền để xoay sở công việc hàng ngày.
Cho nên người lao động đã đem sổ bảo hiểm xã hội của minh để đi thế chấp ở tiệm cầm đồ, các ngân hàng TMCP.
Thời gian gần đây, tại BHXH một số địa phương như Phú Yên, Vĩnh Long, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Đăk Nông…
Xảy ra tình trạng một số người lao động đem sổ BHXH đi cầm cố tại các hiệu cầm đồ, ngân hàng, sau đó đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH mới.
Tình trạng vay nơi khác và lại báo mất sổ diễn ra rất phức tạp,
[toc]
Kienbank xin tư vấn vay tiền bằng sổ bảo hiểm xã hội an toàn, chân chính.
Sổ bảo hiểm xã hội
Điều 18 Luật BHXH 2014 quy định, người lao động có các quyền:
- Tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
- Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội;
- Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo hình thức chi trả trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền…
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) TỪ NĂM 2014,
- Người lao động có quyền được giữ sổ BHXH để quản lý,
- Theo dõi quá trình đóng BHXH của chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lợi dụng điều này, một số trường hợp người lao động đem sổ BHXH đi thế chấp ngân hàng thương mại để thực hiện các hợp đồng tín dụng.
Sổ bảo hiểm có được thế chấp không
Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thế chấp tài sản cũng nêu rõ:
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ.
Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Như vậy, việc thế chấp tài sản hợp pháp là khi tài sản đó thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp.
Do đó, việc người lao động thế chấp sổ BHXH để vay tiền không trái so với quy định của pháp luật
Sổ bảo hiểm xã hội được vay nhiêu tiền
Số tiền người lao động vay được từ việc thế chấp sổ BHXH thường thấp
Được vay thấp hơn so với mức trợ cấp BHXH một lần từ sổ này đến hàng chục triệu đồng
Những trường hợp được vay bằng BHXH thì họ phải làm trong các công ty có tiếng tại địa phương, nhân thân tốt,.. thì bên cho vay họ mới dám cho bạn vay
Bên cho vay họ cũng có kiểm tra được:
- Chức danh nghề công việc, cấp bậc, chức vụ,
- Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH.
♣ Xem thêm: Vay vốn khởi nghiệp kinh doanh với chỉ O đồng
Mất sổ bảo hiểm thì có được cấp lại
Thông thường, sau khi thế chấp sổ BHXH để vay tiền, không ít lao động đã đến cơ quan BHXH báo mất sổ rồi đề nghị cấp lại do thủ tục khá đơn giản.
- Người lao động chỉ cần có đơn trình báo mất sổ BHXH,
- đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH có xác nhận của chính quyền địa phương,
- giấy xác nhận quá trình đóng BHXH,
- giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp một lần của cơ quan BHXH, tờ khai cấp sổ…
Sau đó, người lao động nộp những giấy tờ trên cho cơ quan BHXH, trong thời hạn giải quyết theo quy định, cơ quan BHXH sẽ cấp lại sổ BHXH cho NLĐ.
Đến hạn, họ có thể cầm sổ BHXH này để đi nhận trợ cấp BHXH một lần với đầy đủ giấy tờ thật và người thật.
Đến khi đó, bên nhận thế chấp sổ BHXH có nguy cơ mất trắng, bởi sổ BHXH họ giữ trong tay không còn giá trị.
Cơ quan nhà nước họ sẽ quản lý sổ BHXH người lao động thông qua mã số bảo hiểm xã hội tại đây.
Ở đâu cho vay tiền bằng sổ BH xã hội
Việc cho vay tiền bằng sổ bảo hiểm xã hội này rất rủi ro cho bên nhận thế chấp.
Bên cho vay họ chẳng có được cầm gì hết cả, ngoại trừ sổ bảo hiểm xã hội.
Và việc báo mất số BHXH cũng khá dễ dàng.
Vì vậy mà trường hợp được vay theo bảo hiểm xã hội cũng khá khó khăn
Một số bên cho vay như:
- Tiệm cầm đồ
- Hỏi bạn bè cho vay bằng thế chấp bảo hiểm xã hội
- Một số ngân hàng cho vay dạng này
Lưu ý báo mất sổ BHXH
Cùng với đó, pháp luật về BHXH không cho phép mua bán, chuyển nhượng thời gian người lao động tham gia BHXH.
Điều này có nghĩa chỉ người nào tham gia BHXH thì người đó hoặc thân nhân của họ mới được hưởng quyền lợi liên quan.
Không quy định cấp lại sổ BHXH đối với trường hợp người lao động đem sổ BHXH đi cầm cố,
Chỉ cấp lại sổ BHXH do bị hỏng, mất.
Nếu cơ quan BHXH phát hiện thì người lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng theo quy định của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH.
Với kiến thức mà kienbank đã nêu trên sẽ giúp bạn biết có nên đi vay tiền bằng sổ bảo hiểm xã hội hay không và rủi ro của việc không trung thực với cơ quan Nhà Nước sẽ ảnh hướng đến uy tín cũng như công việc của bạn.
from KienBank - Feed https://ift.tt/2rEu8FT
via IFTTT
Nhận xét
Đăng nhận xét