Phí phạt trả nợ trước hạn các ngân hàng tính như thế nào?

Khi đi vay chúng ta thường quan tâm đến lãi suất cho vay, ngoài ra rất ít khách hàng quan tâm hỏi đến phí phạt trả nợ trước hạn là bao nhiêu? Nhưng nhiều khi phí phạt lại cực kỳ quan trọng đối với những khoản vay lớn tiền tỷ.

Sau đây Kienbank xin trình bày giúp quý bạn đọc hiểu rõ "Phí trả nợ trước hạn" các ngân hàng nhé.

[toc]

Phí trả nợ trước hạn là gì

Thường khi chúng ta vay người ngoài, của một ai đó thường sẽ không có phí phạt trước hạn.

Nhưng khi đi vay ngân hàng, nếu bạn vay gói lãi suất thấp thì sẽ phải chịu phạt phần lãi suất mà ngân hàng đã cho bạn vay ưu đãi

Đơn giản hiểu là: Nếu bạn chọn gói vay ưu đãi của ngân hàng đưa ra, thì khi bạn có điều kiện bạn trả thì ngân hàng sẽ tính phí phạt theo hợp đồng tín dụng mà bạn đã ký với ngân hàng.

Phí trả nợ trước hạn thực chất là biện pháp chế tài vi phạm hợp đồng tín dụng của người vay để bù đắp chi phí trả lãi huy động vốn của tổ chức tín dụng trong thời gian họ sắp xếp đưa số tiền này ra cho vay khách hàng khác.

Vì vậy, việc thu phí trả nợ trước hạn của các nhà băng không trái với quy định pháp luật hiện hành.

Tại sao lại có phí trả trước hạn

Khi bạn làm hợp đồng với bất kỳ công ty nào, doanh nghiệp nào thì cũng đều có hợp đồng rằng buộc.

Nếu bên nào tự ý phá hợp đồng, hủy ngang hợp đồng thì sẽ phải đền bù thiệt hại cho bên còn lại.

Hiện phần lớn các tổ chức tài chính đều thu phí trả nợ trước hạn, tuy nhiên, mỗi tổ chức có một cách tính khác nhau.

Ngoài thu phí thanh lý hợp đồng trước hạn, các tổ chức tài chính còn áp dụng rất nhiều khoản phạt khác như trả nợ quá hạn, lãi chậm trả, thu hồi các khoản lãi suất ưu đãi do trả nợ trước hạn…

Song, khoản phí trả nợ trước hạn là điều đang khiến nhiều khách hàng bức xúc nhất.

Ví dụ:

Ông A có căn nhà bán cho ông B, Khi ra phòng công chứng ký hợp đồng đặt cọc thì trong hợp đồng nêu rõ:

  • nếu vì bất kỳ lý do gì ông B không mua căn nhà của ông A nữa thì Bên B sẽ mất tiền cọc,
  • Nếu ông A không bán cho ông B căn nhà trên nữa thì phải đền bù gấp đôi số tiền bên B đã đặt cọc cho bên A.

Như vậy, hợp đồng đang có hiệu lực mà bất kỳ bên nào muốn phá bỏ hợp đồng, hủy ngang hợp đồng thì sẽ phải đền bù thiệt hại bên bên còn lại

Quay về với phí phạt trả nợ của ngân hàng thì trong hợp đồng giữa khách hàng và Ngân hàng cũng đã có ghi nội dung, điều khoản phí phạt RẤT RÕ RÀNG. (Khách hàng nên đọc trong hợp đồng tín dụng)

Nếu mà bạn trả trước thời hạn thì sẽ bị phạt trong hợp đồng nêu rõ.

♣ Xem thêm: https://www.kienbank.com/the-chap-nha-chua-hoan-cong/

Phí phạt trả nợ các ngân hàng

Ở Việt Nam hiện nay có trên 90 ngân hàng đang hoạt động tại các tỉnh thành.

Vì vậy mức phí phạt của các ngân hàng này cũng khác nhau, mỗi ngân hàng sẽ có phí phạt riêng, điều khoản không giống nhau.

Thông thường, khoản phạt được các ngân hàng áp dụng ở mức 1-5% trên tổng số tiền trả nợ trước hạn,

Tuy nhiên cũng có một số ngân hàng áp dụng theo công thức khác khiến cho số tiền mà khách hàng phải nộp phạt khá lớn.

Để tránh phí phạt quá lớn, Trước khi ký hợp đồng cần phải nghiên cứu các điều khoản trong đó đặc biệt lưu ý tới mức phí tất toán trước hạn, phí nợ quá hạn và phí thanh toán trễ.

Ví dụ phạt trả nợ trước hạn

Chị Lan có vay ngân hàng C một số tiền 3 tỷ đồng, thời gian vay là 20 năm, lãi suất áp dụng cho vay là 8% trong 2 năm đầu.

Nhưng chị mới vay được có 1 năm thì chị bán nhà, chị liên hệ ngân hàng để làm thủ tục lấy sổ thì được nhân viên ngân hàng thông báo số tiền phạt của chị lên tới gần 114.000.000 vnđ.

Trên là ví dụ của chị Lan về việc trả nợ trước hạn.

Ngân hàng nào không phạt trả nợ trước hạn

Ngân hàng nào cũng sẽ phạt, tùy vào số tiền phạt nhiều hay ít mà thôi.

Tuy nhiên khi đi vay ngân hàng thì khách hàng nên đọc kỹ hợp đồng, hỏi cụ thể mức phạt trả nợ trước hạn là bao nhiêu

Sau bao nhiêu năm thì sẽ không bị phạt.

Và hãy nên vay các ngân hàng lớn để mức phí phạt thấp nhất.

Trước Kienbank cũng biết 1 số ngân hàng cho vay không phạt trả nợ trước hạn như Eximbank, Agribank,...

♠ Xem thêm: Phí phạt trước hạn Agribank

Tỷ lệ phí phạt trước hạn sẽ giảm dần (Thấp dần) qua các năm, thường những năm đầu sẽ bị phạt rất cao từ 2-5%, từ năm thứ 2 sẽ giảm xuống dần.

Một số nhà băng sau 3 năm, sẽ không thu phí phạt trả nợ trước hạn của KH.

Ở Việt Nam, việc nơi thu nơi không là tùy thuộc chính sách của mỗi ngân hàng.

Có nhà băng cho rằng trong bối cảnh làm ăn khó khăn hiện tại, không thu phí trước hạn là cách họ chia sẻ khó khăn cùng với người vay.

Ngược lại, có ngân hàng thu phí để bù đắp lại nguồn thu bị ảnh hưởng do khách hàng tất toán trước hạn.

Hy vọng khách hàng đã biết thế nào là phí phạt trả nợ trước hạn và mốt số ngân hàng cho vay phạt phí ít hoặc không phạt trước hạn.



from KienBank - Feed https://ift.tt/2HDEI9j
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách tính lãi suất vay ngân hàng và công thức tính tiền gửi tiết kiệm

Vay tiền nhanh bằng cầm nóng điện thoại iPhone

Quẹt thẻ tín dụng lấy tiền mặt trong năm 2018